công ty thu mua phế liệu inox Bảo Minh Inox phế liệu Bảo Minh
công ty Việt Đức chuyên Mua sắt Vụn Việt Đức

và cũng là đối tác của công ty xem tại đây

và cũng là đối tác của công ty phelieuvietduc.com

Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần

TTO – Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định Việt Nam quyết tâm chống rác thải nhựa và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần - Ảnh 1.

Đồ nhựa dùng một lần hiện đang được sử dụng rất phổ biến ở VN – Ảnh: Q.Đ.

Đây là lần thứ hai Thủ tướng khẳng định quyết tâm chống rác thải nhựa. Trước đó tại lễ ra quân quốc gia chống rác thải nhựa, tổ chức ở Hà Nội ngày 9-6, Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Hành động ngay!

Thông tin từ Bộ TN-MT cho biết ngay sau lễ ra quân chống rác thải nhựa, TP Hà Nội đã triển khai các hoạt động ký cam kết với các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị về lộ trình không sử dụng sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.

“UBND TP Hà Nội đã kêu gọi và chứng kiến việc ký bộ quy tắc ứng xử chống rác thải nhựa của 41 đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn TP, đồng thời đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử giảm thiểu chất thải nhựa tại các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội” – ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho hay.

Theo ông Chung, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội đã tập trung triển khai việc tổ chức ký cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng của TP Hà Nội và một số tỉnh, TP đến 100% các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối.

“Hà Nội sẽ thực hiện đúng mục tiêu đến ngày 31-12-2020, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilông” – ông Chung nói.

Còn tại Thừa Thiên Huế, từ tháng 5-2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn gương mẫu đi đầu và vận động thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cơ quan, đơn vị không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần trong công sở và khi tổ chức các hội nghị hội thảo, không sử dụng túi nilông, khăn lau sử dụng một lần trong tất cả các hoạt động của cơ quan, đơn vị và tại các hội nghị, hội thảo.

Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tài chính không thanh toán các khoản chi trong cơ quan hành chính nhà nước đối với việc sử dụng các sản phẩm nhựa, nilông sử dụng một lần, khó phân hủy.

Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần - Ảnh 2.

Mỗi ly nước bằng nhựa bán ra kèm theo 2-3 món đồ khác bằng nhựa như ống hút nhựa, muỗng nhựa, nắp đậy cũng bằng nhựa (ảnh chụp một xe nước ở khu trung tâm TP.HCM) – Ảnh: THANH YẾN

Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần - Ảnh 3.

Để không là phong trào

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng phong trào chống rác thải nhựa phải làm bền bỉ, thường xuyên mới hiệu quả.

“Sắp tới sẽ triển khai tiếp để 63 tỉnh thành cùng làm quyết liệt. Khi chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở địa phương vào cuộc mạnh mẽ, người dân địa phương ủng hộ, thay đổi hành vi, từ bỏ thói quen dùng túi nilông, khi đó chất thải nhựa mới giảm bớt” – ông Hà nói.

Ông Hà cũng khẳng định phong trào chống rác thải nhựa không chỉ tổ chức cao trào xong lại chùng xuống, mà phải làm đến khi đạt được mục tiêu như Thủ tướng nêu: phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, rất cần tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilông, đồng thời xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.

Ngoài giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức để thay đổi thói quen, ông Hà cho rằng giải pháp về quản lý bằng các chính sách kinh tế, chính sách thuế trong hạn chế những sản phẩm đồ nhựa dùng một lần cũng rất quan trọng.

“Tôi cho rằng cần có tiếp những chính sách thuế cao hơn với các sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường. Đồng thời cần có những chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất có công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích hỗ trợ người dân bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường để từng người, từng nhà bỏ thói quen dùng túi nilông” – ông Hà nói.

Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần - Ảnh 4.

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2017 – Đồ họa: T.ĐẠT

Mạnh tay với phế liệu nhập khẩu

Về công tác quản lý đối với phế liệu nhập khẩu, trong đó có phế liệu nhựa, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết nghị định 40 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1-7 đã khắc phục được những bất cập trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Đặc biệt, đối với nhựa phế liệu, nghị định 40 quy định chặt chẽ hơn, đó là chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa.

“Trong nghị định sửa đổi lần này đã đưa vào quy định từ 1-1-2025 chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao, chứ không cho nhập khẩu phế liệu về để sản xuất ra các sản phẩm trung gian như hạt nhựa hay bột giấy nữa” – một lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho hay.

Cấm là hữu hiệu nhất

Trong số các biện pháp giúp giảm tiêu thụ những loại đồ nhựa dùng một lần thì việc ban hành lệnh cấm hiện vẫn là giải pháp hiệu quả nhất. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc sử dụng túi nhựa đã giảm tới 80% kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực trên toàn quốc vào đầu năm nay, theo trang Sustainability Times.

Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, cho đến nay hơn 80 quốc gia đã đưa ra các lệnh cấm sử dụng đồ nhựa như vậy. Nhiều quốc gia đã nối đuôi nhau cấm hoặc đánh thuế đối với các túi nhựa dùng một lần như Úc, Anh, Pháp, Hà Lan, New Zealand…

Trong khi đó, theo Đài CNN, Kenya có lẽ là trường hợp ban hành luật hà khắc nhất: những ai bán hoặc sử dụng túi nhựa có thể đối mặt án tù 4 năm hoặc mức phạt lên tới 39.000 USD. Mới nhất là New Zealand với lệnh cấm túi nhựa dùng một lần chính thức có hiệu lực từ đầu tháng này, những nhà bán lẻ nào vi phạm lệnh cấm có thể bị phạt lên tới 67.000 USD.

Phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu

Bình luận về tuyên bố của Thủ tướng, bà Huỳnh Thị Mỹ – tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) – nói: “Việt Nam đã và đang hòa nhập ngày một sâu rộng với nền kinh tế thế giới và thông điệp nêu trên của Thủ tướng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của toàn cầu nói chung, cũng như mục tiêu quan trọng về môi trường mà Việt Nam nỗ lực hướng đến.

Mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện được khi có sự đồng bộ phối hợp chặt chẽ từ chính sách đến các biện pháp thực thi, giữa chính quyền và mỗi người dân trong từng cụm dân cư”.

* Nhưng thực tế, vấn nạn túi nilông đang tràn lan, rất khó kiểm soát và giảm thiểu?

– Với vấn nạn túi nilông, muốn giảm thiểu sử dụng cần áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền ngắn hạn lẫn dài hạn.

Từ đó mới tiến đến hạn chế và xa hơn là tiến tới cấm sử dụng. Muốn vậy, từ bây giờ phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi nilông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường một cách tự nguyện hoặc bắt buộc.

* Việt Nam thải ra lượng nhựa lớn, trong đó rất nhiều nhựa dùng một lần. Nhưng việc thu gom, tái chế hiện nay chưa phát triển tương ứng?

– Nói đến năng lực xử lý rác thải thì phải nói đến cả một quy trình, từ thu gom rác thải đến phân loại và điểm đến cuối là các dây chuyền tái chế.

Trong quy trình này, chúng tôi đánh giá hệ thống thu gom truyền thống là “lực lượng” thu lượm ve chai đã làm rất tốt công việc của mình. Họ không bỏ sót bất cứ vật dụng nào, dù nhỏ nhất, đặc biệt với rác thải loại từ nhựa. Vì đó chính là tiền, là nguồn lợi lớn nhất.

Tôi xin nhấn mạnh: không có nguồn thải từ nhựa nào là không có giá trị cả.

Còn ở khâu phân loại rác thải sinh hoạt thì lại chưa có sự đồng bộ phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình, khiến các dây chuyền xử lý rác thải còn lẫn nhựa sau thu gom không có sự đồng nhất, không đảm bảo hiệu quả vận hành cho một quy trình tái chế rác thải công nghiệp chuẩn.

Điều này đưa đến những chu trình liên quan đến xử lý rác thải đều dừng ở mức trung bình theo kiểu “làng nghề” đối với thành phần thu gom ve chai. Còn tầm doanh nghiệp thì quy mô rời rạc. Theo tôi, nên giao cho tư nhân nếu Nhà nước không thể đảm đương được việc thu gom rác thải sinh hoạt để phân loại từ đầu nguồn.

Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-nam-se-cam-do-nhua-dung-1-lan-20190705081112208.htm

[bvlq_danh_muc]